Chủ đề 4: Đánh giá tình hình phát triển năng lượng gió tại Việt Nam

 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM

1. TỔNG QUAN 

Năng lượng gió là một trong số năng lượng tái tạo được con người sử dụng. Mượn sức gió để làm xoay các tua pin điện tạo ra điện năng. Những năm gần đây năng lượng gió khá phát triển, theo báo cáo của cơ quan năng lượng tái tạo thế giới IRENA 2022[1], tổng công suất của năng lượng gió là 825GW chiếm 27% so với tổng công suất năng lượng tái tạo (3064GW).

Hình 1: Biểu đồ công suất phát điện của năng lượng tái tạo trên thế giới 2021.

Bảng 1: Công suất phát điện của các loại năng lượng tái tạo thế giới năm 2021.

Bảng 2: Tổng công suất năng lượng giớ trên thế giới 2016 - 2021.


Hình 2: Biểu đồ sự tăng trưởng của năng lượng gió trên thế giới 2016 - 2021.

Trong các khu vực trên thế giới thì Châu Á có tổng công suất năng lượng gió lớn nhất, năm 2021 có tổng công suất năng lượng gió 385,396 MW, Trong đó Trung Quốc 328,973 MW dẫn đầu khu vực và thế giới.

2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM

Việt Nam là một trong số nước có tình hình phát triển năng lượng tái tạo tốt nhất, trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam dẫn đầu năng lượng tái tạo, theo báo của năng lượng tái tạo thế giới IRENA 2022, thì tổng công suất năng lượng tái tạo năm 2021 là 42,727 MW. Trong đó năng lượng gió 4,118 MW, tuy là năng lượng gió phát triển chậm so với năng lượng mặt trời nhưng Việt Nam vẫn cho ta thấy tốc độ phát triển qua các năm của ngành năng lượng gió tại Việt Nam.

Bảng 3: Công suất năng lượng gió tại Việt Nam 2012 - 2021.

Hình 3: Biểu đồ tăng trưởng năng lượng gió tại Việt Nam 2012 - 2021.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy từ năm 2012 - 2019 công suất năng lượng gió tăng đều cho đên năm 2020 - 2021 thì tăng rất cao cho thấy năng lượng gió ở Việt Nam hiện tại đang phát triển rất mạnh.
Theo Global wind atlas [2] Tốc độ gió trung bình tốt nhất dọc biển phía nam - miền trung đặc biệt là giữa thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hòa tốc độ gió trung bình 6,5 m/s đên 7 m/s . Tiếp đến là dọc ven biển Cần Thơ 5 m/s đến 6 m/s. Cuối cùng là phía tây Tỉnh Bình Định giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc tốc độ gió trung bình qua các khe núi là 6 m/s đến 6,5 m/s. Dần về phia Bắc gió yếu, đáng chú ý là Quảng Bình [3].

Hình 4 :
Sơ đồ vận tốc gió trung bình của Việt Nam ở độ cao 80m.
 
Nhờ vị trí địa lý có bờ biển dài 3,260 km từ bắc xuống nam nên ngành năng lượng điện gió Việt Nam đang được phát triển nhanh, Theo EVN tâp đoàn điện lực Việt Nam [4] thì đã có 84 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại đến hết ngày 31/10/2021.Các chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng gió như:Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 [5].

3. KẾT LUẬN

Bài đánh giá này nhằm mục đích đưa ra thông tin về tình hình năng lượng gió Việt Nam để thấy được tiềm năng phát triển năng lượng gió, các chính sách phát triển năng lượng tái tạo của chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy phát triển ngành năng lượng tái tạo trong đó có cả năng lượng gió. Bên cạnh đó đối với tiềm năng phát triển cũng có những điểm hạn chế phát triển như nguồn dữ liệu gió tin cậy, các công ty phụ trợ sản xuất  xoay gió trong nước đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao vận hành hệ thống.

Nhận xét